Những "cấm kị" cần biết khi ăn rau muống

Rau muống cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin... Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Đây là loại rau quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, cách ăn phản khoa học, không sử lý rau sạch sẽ có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý bạn cần biết khi ăn rau muống.

Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao.

Những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn nhiều rau muống.

Những người đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên ăn rau này. 

Đối với những ai đang bị vết thương trên da thì cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da. 

Bên cạnh đó, vì lợi nhuận, nhiều hộ trồng rau không ngại dùng nước phân tươi (có chứa nhiều loại vi trùng nguy hiểm), thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để rau nhanh lớn. 

Lượng độc trong rau không đến được tiêu tán hết sẽ tích lũy trong cơ thể, lâu dài sẽ gây ra bệnh.

Hơn nữa, chúng ta không nên ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kĩ bởi người ăn có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. 
Nguyên nhân là do trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski, chúng có rất nhiều trong loại rau sống ở thủy sinh trong đó có rau muống.

Khi vào cơ thể người, trứng sán Fasciolopsis buski nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan... 

Do đó, tốt nhất là phòng nhiễm sán bằng cách không ăn rau muống sống.

Trích nguồn: laodong.com.vn

Tìm kiếm trên trang:

Lịch Âm Dương (Ấn trực tiếp vào ngày bạn muốn xem)