Phương pháp vận động khí công, nội công cổ truyền.
Về sự vận động khí công và nội công cổ truyền ngoài sự phối hợp với các loại thuốc gồng để phần Ngoại Công hay Cương Công được đanh thép chắc chắn còn sự vận động chuyển dịch xương thịt (dịch cân) gân cốt bền bỉ dẻo dai.
Và nhất là vận chuyển khí lực.
Các võ sư nhà nghề trước và nay mỗi người có cách diễn giải về nội công và khí công rất khác nhau. Nhất là sự hô hấp và vận khí nhưng tựu trung các môn sinh dược dạy vận khí vào Đan Điền huyệt tức huyệt Quan Nguyên mà các sách nói về châm cứu và khí công ngày nay hay đề cập. Ba huyệt chính để vận chuyển khí lực vào đó là Bách Hội trên đỉnh đầu, huyệt Đoản Trung ở giữa ngực và huyệt Đan Điền ở dưới rốn chừng 3 thốn như ta thường biết. Ngoài ra huyệt Trương Cường ở dưới xương cùng sau mông hoặc Mang Mạng môn là những huệt giữ gìn khí lực hết sức quý.
Về phương pháp vận chuyển khí lực ngày xưa các nhà võ quan trọng giữ khí ở Đan Điền huyệt nhiều hơn là các huyệt đạo khác. Và ngày nay phương pháp dương sinh đề khí và nén khí thì thường đưa vào cơ hoành bằng các phương pháp thở bụng.
Có khi hít thở thẳng và mạnh vào hằn huyệt Đan Điền hơn là các phép vận chuyển khí lực một cách nhẹ nhàng, điều hoà hầu như không gây thành âm thanh hay tiếng động to của phương pháp thở khí công dưỡng sinh.
Cái tiếng thét Ki-Ai, tiếng Hự và điệu hầm hừ của các võ sỹ lúc giao đấu quyết liệt tuy là chấn Động âm thanh nhưng đó cũng từ cái lực do Đan Điền khi xuất phát ra và thứ nhì do bụng thoát ra.
Trong khẩu quyết của thái cực quyền toàn thư có câu “ý khí quân lai cốt nhục thần” Tâm ý và khí lực hội tụ vao gân cốt xương thịt tạo cho tinh thần đạt được cái đạo lớn của thuật dưỡng sinh.
Sự vận động khí lực dọc theo hành tuỷ ở Đốc mạch đựơc phái Đạo Gia ngày xưa hay dùng.
Phép luyện Nội Lực hay nội công của thiếu lâm hay võ cổ truyền Việt Nam thì trọng trước mặt bụng các huyệt theo Nhâm mạch. Còn các huyệt đạo để nén khí giữ khí lực của Yoga ấn Độ hoặc Tây Tạng thì vận chuyển qua các kinh mạch Nhâm và Đốc các huyệt chính và dọc hành tuỷ.
Như luyện khí theo âm dương vận chuỷên qua đường Nhâm mạch và Đốc mạch, lúc thở vào dồn khí đi một vòng lúc thở ra cũng dẫn khí đi một vòng. Từ huyệt Thừa Tương vận chuyển qua Nhâm mạch giữa bụng vòng ra đường xương sống của Đốc mạch sau lưng lên bá hội đỉnh đầu rồi xuông đến nhân trung ở giữa môi là hết một vòng (dùng ý dẫn khí đi).
Theo phép khí công thượng thừa vận khí vào các huyệt Bách Hội (Đan Điền khí) huyệt Đản Trung (Đan Điền thần) huyệt Quan Nguyên (Đan Điền tinh) gọi là tam điền quy nguyên.
Sách này đặc biệt đề cập đến vận chuyển khí lực trợ giúp cho sự chuyển dịch gân cốt nên không đi sâu vào việc bàn giải về cách thở khí công nhày nay mà đặc biệt chú ý đến khí lực chân hoà theo động tác của gân cốt theo bài tập Dịch Cân Kinh.
Đó là một phương pháp luyện nội công của võ học hơn là phương pháp dưỡnh sinh đề khíhô hấp của phép dưỡng sinh như thiền yoga khí công của các môn phái khác.
Thực sự đây là một phương pháp luyện kinh lực Nội Lực hơn là hô hấp bình thường.
Bởi vì các phép tập thở theo lối mới được phân tích tỉ mỉ và khoa học bàn đến cách thở đúng đắn của cơ hoành, phép tập thở bụng nhẹ nhàng.
Thở Nội Lực kiểu tạo nội công của võ thuật thì phải dùng đến sức mạnh, chịu đựng sự nặng nề có phần nào tíchcực hơn là cái phong thái ung dung và thận trọng của hô hấp dưỡng sinh cho nên đặc biệt chú trọng ở phần luyện Nội Lực gần như phàn phóng khí và vận khí để tập luyện cho cơ thể quen sự chiến đấu hơn là cơ thể trong tình trạng bình thường ổn định.
Trong phương pháp luyện nội công của bài thiết tuyến quyền thì có lúc ngậm miệng nén khí hớp cả tim khí bawngf miệng và nén thẳng vào Đan Điền khác với cách thở vào bằng mũi.
Nhưng tâm ý luôn dẫn khí.
Khí vận chuyển theo tâm ý đến đầu thì huyết vận đến đó.
Trong Dịch Cân Kinh thì luôn co giãn xê dịch các khớp xương và gân vì thế khí huyết ngoài sự điểu hoà vào các huyệt lại còn chuyển vào các khớp xương đường gân thớ thịt nữa.
Trong tất cả các phương pháp tập luyện khí công đều quy tụ ở các phương pháp tập luyện chính thức mà mỗi người đều phải trải qua để đạt tới sự hoàn thiện.
Đó là sự điều thân điều khí tập trung tư tưởng đưa đến tập luyện về Nội Lực.
Thực hiện nội công võ thuật có sự vận dụng cơ bắp quan trọng hơn. Vì thế mà sự vân nội kinh tức là kình lực bên trong hầu hnư vô hình để thể hiện ra hoạt động hữu hình của thân pháp võ công có rất nhiều sự khổ luyện và quyết liệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét