DỊCH CÂN KINH - Sơ lược (bản của Hải Ân biên soạn)

Nói đến nội công của võ thuật cổ truyền người ta nghĩ đến một sự tập luyện để chịu đựng những việc nặng nề mà ngươì học võ thường phải gánh vác.

Vì thế mà sức chịu đựng bền bỉ sự khoẻ mạnh kiên cường của cơ thể nhiều khi bị đối phương dùng đòn mạnh dùng cả võ khí tấn công mà không gây ra tổn thương cho cơ thể người có nội công, có người đã vận nội công nằm để xe hơi nặng hàng tấn chạy qua người, tay đấm vỡ vật cứng chắc. Những đòn công phá đối phương đều do sự tập luyện gân cốt mà thành.

Nó khác với một số quan niệm về khí công và nội công được diễn giảivới tính cách phổ thông và khoa học, sự luyện thở của thể dục thể thao ngày nay mà nhiều người biết và nhiều nhà học giả phân tích tỉ mỉ trên cơ thể học.

Quyển sách nhỏ này nói về thuật nội công cổ truyền nó bao gồm tập luyện thân xác, xương thịt gân cốt chuyển vận hoà hợp với sự hô hấp vào các huyệt đạo trong cơ thể và cả việc tẩm các loại thuốc để cho gân cốt được cứng rắn. Các loại thuốc của các võ sư đời xưa ở nước ta gọi là các loại thuốc gồng, ở Thái lan, Cam phu chia gọi là thuốc nồi, người Tàu gọi là thuốc nội công.

Về hô hấp gọi là vận khí, về sự vận chuyển cơ bắp là vận công lực Ngoại Công, phối hợp với các thang thuốc vỗ cổ truyền. Nếu áp dụng đúng đắn người tập võ sẽ có một cơ thể rắn rỏi và một sức sống mãnh liệt.

Phải nói thẳng rằng, rất nhiều người tập võ cứ khư khư cái quan niệm lệ thuộc là võ ta và cả nội công mà ta tập luyện thường do ảnh hưởng của người tàu. Chuyện đó không đúng hẳn.

Vào niên hiệu Thái Hoà, đời Hiến Minh Đế thời hậu Nguỵ, Đạt Ma thiền sư từ ấn Độ sang trung hoa hoằng pháp, trụ trì tại chùa Thiếu Lâm trên núi thiếu thất chín năm ngồi nhìn vào vách (diện bích). Sau khi ngài mất, các đệ tử tìm thấy trong vách tịnh thất các di thư, trong số đó có quyển Dịch Cân Kinh.

Vậy Dịch Cân Kinh là gì? Dịch Cân là vận chuyển gân cốt, Kinh là sách vở Dịch Cân Kinh là sách soạn về môn võ thuật dạy cách tập luyện nội công. Tất cả phaỉ theo đúng con số 49 con số này theo người xưa là sự thành tưu của nội công Tập không đủ ngày sẽ thiếu hiệu quả.

Pháp Dịch Cân chỉ dẫn cách thở hút chân khí và bảo tồn cân lực, hoán chuyển suy nhược thành cường tráng, trường sinh tồn thọ.

Không hẳn là người tập võ mới cần luyện gân cốt mà người thường vẫn phải luyện tập bởi pháp dịch cân này vẫn là một trong nhiều cách tập luyện thể dục.

Có một thân thể cường tráng thì tinh thần mới vững mạnh đủ sức chịu đựng mọi biến động từ nội tâm hay ngoại cảnh. Đó là lí do soạn sách này.

Như vậy  người Trung Hoa môn phái chùa thiếu lâm đã học về Nội công theo phương pháp Dịch Cân Kinh của bồ đề đạt ma từ tây trúc (ấn Độ) truyền sang. Sau phương pháp này được phổ biến rộng rãi và các phái võ khác cũng từng dựa trên căn bẩn vận chuyển khí lực gân cốt như thế mà soạn thành các bài quyền cước về khí công.

Võ thuật dưỡng sinh của Thiết Tuyến Quyền hoặc Thái Cực Quyền cũng như bài Âm Dương Quyền cũng có căn bản như thế.
Đến ngày nay sự nghiên cứu về cơ thể học và sinh lí học về các môn khí công khá phổ biến, chúng ta cần để ý đến sự tập luyện dưỡng sinh - về thở một cách khoa học để phối hợp với các phương pháp của người xưa, ngày càng được hoàn hảo tịnh tiến hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm trên trang:

Lịch Âm Dương (Ấn trực tiếp vào ngày bạn muốn xem)