Nhu cầu về các món ăn ngày nay không chỉ phục vụ mục đích no bụng mà còn phải đẹp mắt và chất lượng. Các bà nội trợ luôn mong muốn sưu tầm những món ăn không những bổ dưỡng cho sức khỏe cả nhà mà còn khiến những cuộc “yêu” của vợ chồng họ thêm nồng thắm. Các món ăn từ lươn được giới thiệu trong bài viết này sẽ giúp chị em có bữa ăn ngon, ấm cúng và hạnh phúc.
Theo Đông y, lươn tính ôn, vị ngọt, giúp bổ khí huyết, làm mạnh gân cốt, thích hợp với các chứng lao lực, tiêu khát, thận hư, gân cốt rã rời, khí huyết hư nhược. Thịt lươn giàu đạm và các nguyên tố vi lượng như canxi, magiê, sắt, phốt pho, vitamin B1, B2, B6, vitamin D...
Cháo, súp lươn: Lươn tươi (chọn được lươn vàng là tốt nhất) 500g, gạo tẻ ngon 100g, đẳng sâm, đương quy 20g, rượu, hành, gừng, gia vị, nước đủ dùng. Lươn làm sạch nhớt bằng cách bóp muối rồi bỏ ruột, xương, thái thành khúc; đẳng sâm, đương quy bọc trong túi vải, buộc chặt. Cho các thứ trên vào nồi hầm cùng với gạo đến khi nhừ thì nêm hành, gia vị, gừng, nên ăn nóng. Món ăn này có tác dụng bổ khí huyết, giảm mệt mỏi, chống thiếu máu.
Canh lươn nấu với đậu đen, hà thủ ô: Lươn tươi 100g, đậu đen 100g, hà thủ ô 10g, gừng, gia vị, nước vừa đủ. Lươn làm sạch nhớt, bỏ ruột. Đậu đen ngâm nước khoảng 2 giờ, hà thủ ô, gừng rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi vớt bọt, ninh nhừ rồi bắc ra cho gia vị vào, ăn nóng, mỗi ngày một lần. Món canh này có tác dụng ích can thận, chống đau lưng, bạc tóc.
Lươn làm thuốc
Chữa lòi dom, trĩ, sa tử cung do khí hư: Lươn to 1 con, bỏ ruột, nấu với nước cùng 10g đẳng sâm cho nhừ để uống nước là chính. Nêm gia vị, có thể thêm gừng.
Phụ nữ viêm vú căng tức đau nhức: Da lươn đốt tồn tính, tán bột uống với rượu. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng.
Chữa bạch đới, khí hư: Lươn 1 con to, lấy phần giữa (khoảng 30cm) đốt ra tro, hồ tiêu 15 hạt, tán nhỏ, trộn vơi rượu, uống trong ngày.
(Nguồn: songvuikhoe.vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét