Khắc phục chứng "tảo tiết" - "hết tiền sớm"

 "Tảo tiết" là hiện tượng xuất tinh quá sớm, khiến cho chuyện "phòng sự" diễn ra không bình thường, chưa đủ "thời lượng" để đạt tới trạng thái khoái cực.

"Tảo tiết" và "di tinh" không giống như nhau: Di tinh là xuất tinh khi không giao hợp còn tảo tiết là mới bắt đầu giao hợp đã xuất tinh. Tảo tiết và dương nuy (liệt dương) có liên quan mật thiết với nhau. Tảo tiết có thể là những dấu hiệu sớm của dương nuy; dương nuy thường do tảo tiết phát triển thành. Nguyên nhân, bệnh lý và phương pháp chữa trị dương nuy và tảo tiết có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên, những biểu hiện lâm sàng và cách chữa trị cụ thể cũng có những khác biệt nhất định.

Theo Đông y, tảo tiết liên quan mật thiết với tạng Thận; còn liên quan tới các tạng Tâm, Can và Tỳ. Thận chủ quản bộ máy sinh dục, có chức năng "tàng tinh" (cất giữ tinh) và tiết tiết sự đóng mở của "tinh quan" (cửa tinh, cơ chế phóng tinh). Khi Thận âm và Thận dương cân bằng, thì tinh dịch "tiết" và "tàng" một cách bình thường: Cần tiết thì tiết, cần tàng thì tàng. Khi Thận âm và Thận dương bị mất cân bằng, sự đóng mở "tinh quan" bị rối loạn và thành tảo tiết. Trên lâm sàng thường phân ra các loại hình như sau để tiến hành biện chứng luận trị.

1. Âm hư hỏa vượng
- Triệu chứng: Xuất tinh quá sớm, tính dục càng tiến quá mức bình thường, kèm theo các chúng trạng như gò má ửng hồng, đầu choáng mắt hoa, đêm ngủ ra nhiều mồ hôi (đạo hãn), lòng bàn chân bàn tay nóng, miệng khát, nước tiểu vàng, tinh thần uể oải, đuối sức, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế xác.

- Phép chữa: Dưỡng âm và thanh nhiệt

Có thể sử dụng bài thuốc:
Đại bổ nguyên tiên gia giảm: Nhân sâm 10g, sơn dược 10g, sơn thù du 10g, đỗ trọng 10g, đương quy 10g, kỷ tử 10g, kim anh tử 10g, sinh địa 15g, huyền sâm 15g, tri mẫu 15g, tua rễ lúa nếp 15g. Sắc nước uống trong ngày.

Cháo địa hoàng tảo nhân: Địa hoàng 30g, toan táo nhân 30g, gạo tẻ 50g. Sắc địa hoàng và táo nhân lấy nước (bỏ bã), nấu với gạo thành cháo. Dùng làm món ăn đêm, khi ăn thêm chút đường.

Tác dụng: Tư âm thanh nhiệt, dưỡng huyết an thần, chữa tảo tiết.

Bánh hạt sen phục linh: Hạt sen, phục linh, mạch môn đông - 3 thứ bằng nhau, đường trắng - một lượng thích hợp. Hạt sen, phục linh, mạch môn đông nghiền thành bột mịn, trộn với đường trắng, hòa thêm nước, nặn thành bánh, hấp cách thủy cho chín, ăn "tráng miệng" sau các bữa cơm.

Tác dụng: Kiện tỳ, an thần, chữa tảo tiết.

2. Kinh can bị thấp nhiệt ứ đọng
- Triệu chứng: Tảo tiết, tính dục càng tiến quá mức bình thường, kèm theo các triệu chứng khác như miệng đắng, phiền muộn, bộ phận sinh dục sưng thũng và ngứa, tiểu vàng đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch huyền sác.

- Phép chữa: Thanh can tả nhiệt. Tùy từng giai đoạn mà chọn dùng bài thuốc thích hợp.

Thời kỳ đầu tiên nên dùng bài thuốc:
Long đởm tả can thang: Long đởm thảo 6g, hoàng cầm 9g, chi tử 9g, trạch tả 12g, mộc thông 6g, xa tiền tử 9g, đương quy 3g, sinh địa 9g, sài hồ 9g, sinh cam thảo 6g, sắc nước uống ngày 1 thang.

Thời kỳ giữa dùng bài thuốc:
Tri bá địa hoàng thang: Tri mẫu 10g, hoàng bá 10g, sơn dược 12g, trạch tả 9g, phục linh 9g, thục địa 24g, đan bì 9g, sơn thủ nhục 12g, sắc nước uống ngày 1 thang.

Trường hợp không nghiêm trọng, hàng ngày có thể dùng món ăn - bài thốc:
Cháo ý dĩ: Ý dĩ nhân 30g, bột mì một lượng thích hợp. Dùng ý dĩ nấu thành món cháo như bình thường, thêm một chút bột mì vào cho quánh, khi ăn thêm đường vào cho đủ ngọt.

Có tác dụng kiện tỳ, thanh nhiệt lợi thấp, phòng trị tảo tiết do thấp nhiệt.

3. Tâm tỳ lưỡng hư
- Triệu chứng: Tảo tiết, tính dục lãnh đạm, kèm theo: nét mặt không tươi, thân thể uể oải, đuối sức, tim đập loạn nhịp (tâm quý), hay quên (kiện vong), hay ngủ mê, mồ hôi ra nhiều (tự hãn), kém ăn, lưỡi nhạt, mạch tế.

- Phép chữa: Bổ ích Tâm tỳ

Có thể dùng bài thuốc:
Quy tỳ thang gia giảm: Hoàng kỳ 20g, đảng sâm 20g, phục linh 20g, bạch truật 15g, táo nhân 15g, đương quy 15g, long nhãn 15g, viễn chi 5g, khiếm thực 5g, mộc hương 5g, nhục quế 5g, long cốt (sắc trước) 10g, cam thảo 3g. Sắc nước uống trong ngày.

Cũng có thể chỉ cần sử dụng các món ăn - bài thuốc:
Cháo long nhãn táo nhân khiểm thực: Long nhãn 10g, toan táo thân (sao đen) 10g, khiếm thực 12g. Thêm nước vào nấu thành món cháo, ăn lúc nào tùy thích.

Công dụng: Dưỡng huyết an thần, ích thận cố tinh, chữa tảo tiết.

Cháo hoàng kỳ: Hoàng kỳ 30g, gạo tẻ 50g. Sắc hoàng kỳ lấy nước (bỏ bã) nấu với gạo thành cháo, ăn điểm tâm vào lúc sáng sớm.

Công dụng: ích khí nhiếp huyết, chữa tảo tiết. Hoàng ky cam ôn, ích khí kiện tỳ. Phàm tỳ hư không thống nhiếp được tính huyết dẫn tới di tinh tảo tiết, có thể dùng món cháo này để hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, với trường hợp âm hư hỏa vượng thì không nên dùng.
4. Thận khí hư tổn
- Triệu chứng: Tảo tiết, tính dục lãnh đạm, lưng đau gối mỏi, tinh thần ủy mị, dễ vã mồ hôi, tiểu tiện trong dài, mạch trầm nhược, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.

Có thể dùng bài thuốc:
Tế sinh chủng tinh hoàn gia giảm: Thỏ ti tử 10g, cửu thái tử (hạt hẹ) 10g, tang phiêu tiêu 10g, phục linh 10g, thục địa 10g, sa uyển tử 10g, long cốt 20g, mẫu lệ 20g, liên tu 5g, ngũ vị tử 5g. Sắc nước uống trong ngày.

Trường hợp bệnh không trầm trọng, có thể dùng các món ăn - bài thuốc sau:
Cháo khiếm thực: Khiếm thực 60g (nấu chín, bóc vỏ, tán thành bột mịn), gạo tẻ 90g. Trước hết lấy gạo nấu cháo, khi cháo gần chín cho thêm bột khiếm thực, nấu đến khi cháo chín là được.

Khiếm thực còn gọi là "kê đầu thực", vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận ích tinh. Dùng trong trường hợp tinh quan không vững, dẫn đến di tinh, mộng tinh và tảo tiết. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, cháo khiếm thực có tác dụng chữa di tinh và tảo tiết khá tốt.

Cháo rau hẹ: Gạo tẻ 50g, hẹ (củ và lá) 20g. Rửa sạch hẹ, thái thành từng đoạn ngắn. Lấy gạp nấu cháo như bình thường, khi cháo nấu chín cho hẹ vào đun thêm một chút nữa là được. Nếu dùng hạt hẹ thì tác dụng càng tốt.

Có tác dụng bồi bổ cơ thể, ấm thận, tráng dương, chữa tảo tiết.

Rượu nhung hươu: Nhung hươu 3-6g, sơn dược 30-60g, rượu trắng 500ml. Nhung hươu và sơn dược ngâm trong rượu 7 ngày là dùng được. Mỗi lần uống 1 chén con.

Tác dụng: Bổ thận ích tinh, chữa tảo tiết. Nhung hươu là loại thuốc tráng dương thuộc loại tốt nhất, ngâm với rượu tác dụng bổ thận khí càng mạnh. Lại thêm sơn dược có tác dụng kiện tỳ điền tinh, nên kiến hiệu càng rõ ràng. Phàm người thận dương bất túc, tinh khí hàn lãnh, khí hóa thất thường dẫn tới bụng dưới lạnh đau, âm nang lạnh ẩm, dương nuy tảo tiết, đái đêm nhiều, nên thường uống rượu này.

Theo Lương y Huyên Thảo Đẹp/ Dược & Mỹ phẩm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm trên trang:

Lịch Âm Dương (Ấn trực tiếp vào ngày bạn muốn xem)