Sau khi tòa soạn đăng bài "Vẫy tay không chữa được bệnh mạn tính" bạn Dương Thu Lan (Hương Sơn, Hà Tĩnh) muốn nhờ toà soạn hướng dẫn các bước luyện tập cụ thể của phương pháp này và các bài tập để chữa bệnh viêm niêm mạc, hang vị dạ dày. Trong 4 thế vẩy tay gọi là khai mở kình khí gồm án kình, vẩy kình, thoát kình và thông kình thì án kình và thông kình có tác dụng đối với dạ dày nhưng hiệu quả không cao bằng bài tập khí công, do đó, chúng tôi sẽ giới thiệu cả hai bài tập này để bạn đọc tham khảo.
Án kình: Hai chân đứng trang công (hai chân đứng mở bằng vai, mũi bàn chân xoay vào nhau 10 độ, trùng gối, nổi ngực, óp bụng, thu mông, nhíu hậu môn). Hai tay song song thân trước vai trụy khuỷu để hai tay lỏng, thu cằm để mạch đốc thẳng. Thực hiện rung động 10 đầu ngón tay trong vòng 3 - 5 phút. Tiếp theo rung lắc toàn bộ bàn và ngón tay làm cho cơ xương khớp từ vai đến ngón tay đều rung động cho đến khi hai chân nặng, mỏi, trương căng, hai cánh tay từ vai đến bàn tay căng tê, nặng, tức, nóng và man mát như điện, lâm râm như kiến bò như vậy là đắc khí.
Thông kình: Vẫn đứng ở tư thế trang công nói trên, hai tay để thả lỏng xuôi bên hông, hít vào, vung tay lên ngang vai thì nắm lại (chú ý nắm lỏng), đồng thời nâng gót chân đứng bằng mũi và nâng toàn bộ khung xương. Thở ra, toàn thân thả lỏng và rơi xuống tự nhiên không dụng công cơ năng.
Hai động tác này sẽ làm cho lực từ trên tác động xuống kình từ dưới sông lên năng lượng sẽ lan tỏa từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên tạo quân bình âm dương, rung lắc lục phủ ngũ tạng, chống bí kết, lưu thông khí huyết. Đặc biệt, làm chấn động toàn bộ hệ thống khung xương một cách nhẹ nhàng, tạo xung động năng lượng nhẹ trên đỉnh đầu cùng hưng phấn rung động nhẹ dưới dũng tuyền (gan bàn chân), sẽ làm phối chuyển tốt giữa thần kinh trung ương và thần kinh thực vật giao hòa, phản xạ thần kinh ngoại biên cũng như phối triển hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, tốt cho nội tạng nói riêng và dạ dày nói chung.
Án kình: Hai chân đứng trang công (hai chân đứng mở bằng vai, mũi bàn chân xoay vào nhau 10 độ, trùng gối, nổi ngực, óp bụng, thu mông, nhíu hậu môn). Hai tay song song thân trước vai trụy khuỷu để hai tay lỏng, thu cằm để mạch đốc thẳng. Thực hiện rung động 10 đầu ngón tay trong vòng 3 - 5 phút. Tiếp theo rung lắc toàn bộ bàn và ngón tay làm cho cơ xương khớp từ vai đến ngón tay đều rung động cho đến khi hai chân nặng, mỏi, trương căng, hai cánh tay từ vai đến bàn tay căng tê, nặng, tức, nóng và man mát như điện, lâm râm như kiến bò như vậy là đắc khí.
Thông kình: Vẫn đứng ở tư thế trang công nói trên, hai tay để thả lỏng xuôi bên hông, hít vào, vung tay lên ngang vai thì nắm lại (chú ý nắm lỏng), đồng thời nâng gót chân đứng bằng mũi và nâng toàn bộ khung xương. Thở ra, toàn thân thả lỏng và rơi xuống tự nhiên không dụng công cơ năng.
Hai động tác này sẽ làm cho lực từ trên tác động xuống kình từ dưới sông lên năng lượng sẽ lan tỏa từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên tạo quân bình âm dương, rung lắc lục phủ ngũ tạng, chống bí kết, lưu thông khí huyết. Đặc biệt, làm chấn động toàn bộ hệ thống khung xương một cách nhẹ nhàng, tạo xung động năng lượng nhẹ trên đỉnh đầu cùng hưng phấn rung động nhẹ dưới dũng tuyền (gan bàn chân), sẽ làm phối chuyển tốt giữa thần kinh trung ương và thần kinh thực vật giao hòa, phản xạ thần kinh ngoại biên cũng như phối triển hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, tốt cho nội tạng nói riêng và dạ dày nói chung.
Theo BS.VS Nguyễn Văn Thắng - Kiến thức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét