Độc tính của rượu lên tim
Uống rượu nhiều năm dẫn đến suy giảm chức năng cơ tim trong đó khoảng 30% ảnh hưởng đến chức năng thất trái. Cơ chế tổn thương cơ tim do rượu hiện cũng chưa được làm sáng tỏ nhưng dựa trên những nghiên cứu ở người nghiện rượu, người ta đã đưa ra một số giả thiết. Thứ nhất là tình trạng suy dinh dưỡng thường thấy ở những người nghiện rượu. Tình trạng này thường kèm thiếu vitamin B1 và các yếu tố vi lượng như đồng, crom, kẽm… dẫn tới suy giảm chức năng tế bào cơ tim.
Giả thiết thứ hai là tình trạng dễ bị tổn thương do độc tính trực tiếp của rượu lên cơ tim. Tình trạng này có nguyên nhân do những đột biến về gen và nó giúp lý giải tại sao không phải tất cả những người nghiện rượu đều bị bệnh cơ tim. Suy giảm tổng hợp protein do rượu cũng đã được chứng minh. Một số cơ chế khác gây tổn thương cơ tim do rượu cũng được đề cập đến như hiện tượng viêm cơ tim do rượu, tổn thương trực tiếp màng tế bào, mất cân bằng canxi, kẽm trong và ngoài tế bào, tăng hoạt hóa hệ renin-agiotensin… cũng được đề cập đến.
Uống bao nhiêu rượu?
Các nghiên cứu đã cho thấy những người uống trên 2 cốc rượu/ngày có nguy cơ bị tăng huyết áp gấp 1,5 - 2 lần so với người không uống rượu. Nguy cơ này càng cao nếu uống trên 5 cốc/ngày. Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dày và suy thất trái. Một nghiên cứu ở 48 người nghiện rượu uống thường xuyên khoảng 240mg rượu mạnh/ngày có suy giảm rõ rệt chức năng tim. Mặc dù tác dụng có hại của rượu đối với cơ tim là không còn phải bàn cãi, việc xác định một lượng rượu cụ thể có thể gây hại nếu uống hàng ngày là rất khó vì rượu và các chất uống có cồn vô cùng khác nhau về nồng độ, độ tinh khiết do mỗi nước, mỗi dân tộc đều có một qui trình sản xuất rượu khác nhau nên những nghiên cứu như đã trình bày ở trên chỉ mang tính chất định hướng và tham khảo.
Điều trị bệnh cơ tim do rượu
Điều đầu tiên đối với việc điều trị bệnh cơ tim do rượu đương nhiên là… bỏ rượu. Các biện pháp tiếp theo là bổ sung dinh dưỡng đầy đủ (bao gồm các vitamin, đặc biệt là vitamin B1, vitamin B12…, các chất điện giải và các yếu tố vi lượng). Một số nghiên cứu đã cho thấy vai trò của vitamin B1 và vitamin B12 trong việc ngăn ngừa tổn thương các protein và quá trình chết tế bào theo chương trình (apoptosis). Các biện pháp điều trị suy tim thông thường cũng được chỉ định nếu cần. Bệnh có thể hồi phục tốt nếu ở giai đoạn đầu và người bệnh bỏ hẳn rượu. Khi đã điều trị ổn định, uống rượu trở lại sẽ làm tổn thương cơ tim xuất hiện nhanh chóng và có thể dẫn đến suy tim.
Các nghiên cứu đã cho thấy những người uống trên 2 cốc rượu/ngày có nguy cơ bị tăng huyết áp gấp 1,5 - 2 lần so với người không uống rượu. Nguy cơ này càng cao nếu uống trên 5 cốc/ngày. Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dày và suy thất trái. Một nghiên cứu ở 48 người nghiện rượu uống thường xuyên khoảng 240mg rượu mạnh/ngày có suy giảm rõ rệt chức năng tim. Mặc dù tác dụng có hại của rượu đối với cơ tim là không còn phải bàn cãi, việc xác định một lượng rượu cụ thể có thể gây hại nếu uống hàng ngày là rất khó vì rượu và các chất uống có cồn vô cùng khác nhau về nồng độ, độ tinh khiết do mỗi nước, mỗi dân tộc đều có một qui trình sản xuất rượu khác nhau nên những nghiên cứu như đã trình bày ở trên chỉ mang tính chất định hướng và tham khảo.
Điều trị bệnh cơ tim do rượu
Điều đầu tiên đối với việc điều trị bệnh cơ tim do rượu đương nhiên là… bỏ rượu. Các biện pháp tiếp theo là bổ sung dinh dưỡng đầy đủ (bao gồm các vitamin, đặc biệt là vitamin B1, vitamin B12…, các chất điện giải và các yếu tố vi lượng). Một số nghiên cứu đã cho thấy vai trò của vitamin B1 và vitamin B12 trong việc ngăn ngừa tổn thương các protein và quá trình chết tế bào theo chương trình (apoptosis). Các biện pháp điều trị suy tim thông thường cũng được chỉ định nếu cần. Bệnh có thể hồi phục tốt nếu ở giai đoạn đầu và người bệnh bỏ hẳn rượu. Khi đã điều trị ổn định, uống rượu trở lại sẽ làm tổn thương cơ tim xuất hiện nhanh chóng và có thể dẫn đến suy tim.
(Theo BS. Vũ Phương Anh-suckhoedoisong.vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét