Ăn khoai lang vỏ đỏ ruột vàng lợi gì?

Khoai lang không chỉ là thực phẩm quen thuộc trong dân gian, mà lá và củ còn là vị thuốc trị nhiều bệnh.


Trong Đông y, khoai lang có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt.

Chất xơ của khoai là loại Pectin có tác dụng giúp tiêu hóa tốt.

Khoai lang có nhiều loại như ruột vàng, ruột đỏ, ruột trắng... nhưng khi ăn nên chọn khoai vỏ đỏ ruột vàng, nếu để giải cảm và chữa táo bón thì dùng khoai vỏ trắng, ruột trắng.

Củ khoai lang chứa nhiều xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi... đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác, trên cả khoai tây.

Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ. Chất xơ của khoai là loại Pectin có tác dụng giúp tiêu hóa tốt, tăng thải cholesterol, chống táo bón...

Dưới đây là một số bài thuốc từ món ăn này:

Giải cảm sốt: Trời mùa đông dễ phải cảm, khiến sốt. Bạn có thể hỗ trợ thuốc bằng cách dùng khoai lang trắng đã được phơi khô, gừng, sắc uống hoặc nấu cháo.

Chữa táo bón: Ăn khoai trắng luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng.

Viêm tuyến vú: Phụ nữ sau sinh thường bị viêm tuyến vú, khiến đau nhức khó cho con bú. Bạn có thể dùng củ khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú. Hoặc nếu bị thiếu sữa thì dùng lá khoai lang non xào với thịt lợn ăn trong ngày.

Vàng da sinh lý cho trẻ: Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô.

Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Vì vậy, không nên ăn lúc đói. Nên ăn khoai như rau, hằng ngày ăn 200 - 300g khoai tươi nấu với thịt hoặc rám mỡ, vừa có thể giảm bớt lượng cơm, vừa có đủ vitamin nếu ít ăn các loại rau lá.

Theo ThS.BS Lê Thị Thanh Nhạn - Khoa học & Đời sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm trên trang:

Lịch Âm Dương (Ấn trực tiếp vào ngày bạn muốn xem)