Người bệnh thường có biểu hiện sốt, khát nước nhiều, ra nhiều mồ hôi, tức ngực, cồn ruột, buồn nôn, nước tiểu đỏ. Ðể chữa trị người ta thường dùng các loại thuốc thanh nhiệt trừ thử, hóa thấp giải độc.
Bài 3: hoắc hương, tử tô, thương truật, bạch truật, trần bì, phục linh, trạch tả, mộc qua, cam thảo, sa nhân, khổ hạnh nhân (hạnh nhân ngâm nước sôi trong ít phút, lấy ra ngâm nước lạnh, bỏ vỏ phơi khô); bán hạ, bạch biển đậu, chè lượng bằng nhau tùy ý.
Các vị sấy khô, tán bột, thêm bột làm viên 9g sấy khô. Mỗi ngày dùng 1 lần, mỗi lần 9g pha nước sôi ngâm 10 phút, uống nóng. Nếu người bệnh có sốt thì thêm gừng, hành, tô diệp vào đun sôi một lúc. Công dụng: giải tỏa biểu bì, tăng thanh giác trọc, tháo thấp hòa trung. Trị cảm mạo phát sốt, đau bụng đi ngoài.
Bài 5: lá trúc tươi 1 nắm, lá hoắc hương tươi 30g, chè 10g, thanh hao 15g. Lấy lá trúc, hoắc hương, thanh hao cho vào nấu rồi lấy nước pha trà. Ngày dùng 1 - 2 thang. Công dụng: thanh nhiệt giải thử, sinh tân chỉ khát trừ phiền, lợi tiểu. Chữa trúng thử sốt cao, vã mồ hôi, khát nước, buồn bực, cồn ruột, buồn nôn...
Trà mướp đắng trị cảm sốt, khát nước, tiểu tiện không thông
Bài 7: câu kỷ tử, ngũ vị tử lượng bằng nhau. Hai thứ tán bột, cho nước sôi vào, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh thử trừ nhiệt, trừ mệt mỏi, bổ khí huyết, cường kiện thân thể. Mùa hè người nóng nực, lao động chân tay ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút dùng rất tốt.
Bài 8: ngân hoa 30g, cam thảo 3g. Hai vị thái thô, cho vào cốc, cho nước sôi vào hãm uống như chè. Ngày 1 thang, uống lúc nào cũng được. Công dụng: thanh nhiệt giải độc. Phòng dịch viêm não trong mùa hè, viêm não Nhật Bản B.
Bài 9: mã thầy tươi lượng tùy ý, thạch cao sống (tán vụn) lượng vừa phải. Hai vị trên cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun sôi uống thay chè. Ngày 1 thang, uống lúc nào cũng được. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, sinh bọt trừ khát. Chữa sốt cao, trúng thử, làm nước uống phòng bệnh trong mùa hè.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét