"Đọc" sách về tình dục cổ nhất thế giới


Trong lịch sử, mỗi dân tộc có thái độ khác nhau về tính dục. Người La Mã cổ rất thoải mái về tính dục, trong khi người Arập chủ trương cấm đoán... Nhưng cũng có những dân tộc lang thang giữa đôi bờ quan điểm, mỗi thời kỳ chọn một điểm tựa để cân bằng khác nhau, Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại là như thế.   
T10-kama-3.jpg
Câu chuyện thần thoại này nhấn mạnh rằng, ngay cả thần tiên cũng khó cưỡng nổi sức mạnh của tình dục, huống chi người phàm.
"Thiên nhân hợp nhất"Văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa cổ đại đều chủ trương "Thiên nhân hợp nhất", nhưng người Ấn xem mối quan hệ giữa "trời" và "người" huyền bí hơn.

Một đặc điểm rõ nhất của văn hóa Ấn Độ là truy cầu sự siêu việt, vĩnh hằng, gọi cảnh giới ấy là "giải thoát", "niết bàn" hay "ta với Phạm thiên là một".

Nói thẳng ra đây chính là cái "chết", vì thế có thể nói người Ấn Độ là dân tộc nghiên cứu về cái "chết" triệt để nhất.

Nhưng đồng thời, như một tất yếu, tìm hiểu cái "chết" không thể tách khỏi cái "sống", họ cũng ra sức thể nghiêm sự sống, lý giải sự ra đời của con người và vũ trụ cũng như mối quan hệ giữa hai đối tượng này.

Trong ngôn ngữ Ấn Độ, "Kama" là từ được sử dụng rất rộng rãi, hàm nghĩa tính dục hoặc tình dục. Trong văn hiến Ấn Độ cổ đại, "Kama" thường gắn liền với sự khởi nguyên của vũ trụ. Đây là do sự suy diễn của người Ấn Độ từ hiện tượng "hoạt động tính dục sản sinh ra người" đến sự ra đời của vũ trụ.

Bà la môn giáo xuất phát từ sự sùng bái tính thần bí của vũ trụ mà gán cho hoạt động tính giao có một sức mạnh thần linh nào đó.
Bộ kinh cổ xưa nhất và được tôn sùng nhất của Ấn Độ là Rig Veda (Lê Câu Phệ Đà, ra đời khoảng 1.500 năm trước CN) đã quy sự khởi nguyên của vũ trụ là từ tính dục.

Từ đây, tính giao, ca tụng và cúng tế trở thành 3 hoạt động tôn kính thần linh quan trọng nhất, rất nhiều nghi thức tế lễ kết hợp một cách chặt chẽ với hoạt động tính giao, không thể tách rời, đưa tính dục lên vị trí cao nhất, trở thành bản thể của vũ trụ.Sức mạnh của KamaThần Kama có sức mạnh ghê gớm.

Trong truyện cổ Bà la môn có ghi câu chuyện: Vị đại tiên là Chúng Hữu có pháp lực vô biên, nhưng vẫn kiên trì tu luyện khổ hạnh, điều này khiến cho vua của chư thần là Nhân Đà La rất lo lắng sợ mất địa vị của mình, nên mới gọi nữ thần Sắc đẹp Mỹ Na Ca bảo:

"Hãy dùng sắc đẹp thanh xuân và dáng điệu phong tình, dùng làn tóc mượt mà và nụ cười tươi thắm, làm cho hắn mê đắm và chấm dứt tu hành khổ hạnh".
T10-kama-2.jpg
Tượng điêu khắc miêu tả những tư thế tình dục trong đền đài cổ Ấn Độ


Nhưng nữ thần Sắc đẹp rất sợ pháp lực của đại tiên nên đề nghị thần Gió và thần Tình yêu (Kama) cùng trợ giúp. Khi đến nơi, thần Gió ra oai thổi tung y phục của thần Sắc đẹp khiến thân thể tuyệt mỹ lõa lồ hiện ra, thần Tình yêu thừa cơ bắn một mũi tên khiến cho vị đại tiên dục tính trỗi lên, công phu bao năm khổ hạnh tiêu tan.

Câu chuyện thần thoại này nhấn mạnh rằng, ngay cả thần tiên cũng khó cưỡng nổi sức mạnh của tình dục, huống chi người phàm.

Do đó, bên cạnh những giáo phái theo lý luận phóng túng tình dục, thần thánh hóa hoạt động tính giao, thì những giáo phái theo quan điểm cấm dục lại xem tính dục là một thứ hư ảo, làm trở ngại sự siêu việt của tôn giáo.

Các bậc được tôn xưng là thánh nhân của Ấn Độ đều trải qua quá trình khổ hạnh, cấm dục, như Thích Ca thời cổ đại hay Gandi thời hiện đại...Kama Sutra không chỉ là tính dụcKama Sutra (Dục kinh) gồm 7 phần với hơn 1.200 khổ thơ thuộc loại sách triết học và tâm lý học, ra đời vào khoảng 2.000 năm trước (có nhiều giả thuyết khác nhau về thời gian).

Sách này do tu sĩ Bà la môn Mallanaga Vatsyayana ghi chép một cách hệ thống các phương thức giúp nâng cao sự thụ hưởng trong cuộc sống, bao gồm quan hệ xã hội, văn hóa nghệ thuật và quan trọng nhất là tình dục.

Đây có thể nói là cuốn sách nói về tính dục cổ nhất trên thế giới, là giáo khoa thư dành cho giới quý tộc Ấn Độ về các lĩnh vực nghệ thuật trong đời sống tinh thần như thi ca, âm nhạc, hội họa, điêu khắc; Làm cho cuộc sống hằng phong phú hơn với nghệ thuật cắm hoa, xức nước thơm, làm món ăn và đương nhiên trọng yếu nhất là nghệ thuật hưởng thụ tính dục.

Kama Sutra không phải đề xướng sự dâm lạc mà là dạy cho người ta nắm bắt một cách chính xác những hiểu biết về tính dục.Theo tác giả của Kama Sutra, tính dục là một trò chơi phức tạp, thể hiện ở nhiều phương diện, hành vi thực hiện cũng khác nhau ở mỗi dạng phụ nữ.

T10-kama-1.jpg
Bộ kinh cổ xưa nhất và được tôn sùng nhất của Ấn Độ là Rig Veda (Lê Câu Phệ Đà, ra đời khoảng 1.500 năm trước CN) đã quy sự khởi nguyên của vũ trụ là từ tính dục.
Điểm độc đáo là Kama Sutra có sự miêu tả và phân loại rất tỉ mỉ, chẳng hạn nói rõ về 8 kiểu ôm ấp, 4 kiểu vuốt ve, 18 kiểu hôn, 24 tư thế giao hợp, quan hệ đồng tính hay dụng cụ hỗ trợ tính dục... Kama Sutra rất chú trọng đến "giai đoạn dạo đầu" và phần này chiếm nội dung khá lớn:

Cổ vũ nam nữ tắm chung, dùng hương liệu ngậm cho thơm miệng, xức cho thơm người; Dùng miệng kích thích hai ngón chân cái, cùng nhau thoa xát dầu lên cơ thể để da dẻ trở nên mềm, bóng, hấp dẫn; Dùng âm nhạc, rượu trợ hứng; Dùng lụa làm nệm, dùng nến tạo không khí...

Người nữ phải học các kỹ thuật cắm hoa, múa hát, sử dụng hương liệu... để kích thích người nam; Hai bên phải biết các kỹ thuật kích thích nhau bằng đầu tóc, râu, xoa, cắn...

Những hình thức này có thể biến hóa đa dạng để cả hai hưởng thụ sự khoái lạc nhân sinh tới mức cao nhất, mỹ mãn nhất.

Sự tôn quý của Kama Sutra thể hiện ở chỗ đòi hỏi mỗi cá nhân trong quá trình âu yếm phải luôn hoàn thiện mình, phải tôn trọng và nâng niu lẫn nhau để có sự cộng hưởng, hài hòa.Thái độ của Vatsyayana trong Kama Sutra là: Tình dục đòi hỏi phải thỏa mãn cả nam lẫn nữ, chứ không là đặc quyền của nam giới.
Tiến thêm một bước, Kama Sutra khẳng định: Nếu trong quá trình âu yếm, nếu nữ giới được kích thích càng cao thì sự khoái lạc của họ càng lớn hơn nam giới nhiều.
Nói cách khác, ý đồ của Kama Sutra là làm cho nam giới hiểu hơn về nữ giới: Nữ giới là hóa thân của sự dịu dàng và niềm đam mê, tình dục cũng là nghệ thuật kết hợp giữa sự dịu dàng với với đam mê.

Có thể nói, thái độ đối với tính dục của Kama Sutra là rất lành mạnh, thể hiện đây là một môn nghệ thuật và khoa học, đương nhiên môn khoa học này mang ít nhiều sắc thái tôn giáo.

Trước hết, tác giả Vatsyayana không phải là người phóng túng tình dục, mà trước khi viết ra Kama Sutra, ông đã thực hiện chế độ trai giới, cấm dục rất nghiêm túc để "tiếp xúc với thần linh" rồi mới viết.

Tiếp đó, từ góc độ khoa học mà xét, Kama Sutra cho rằng, tình dục không phải là sự buông thả mà là phải kiểm soát, kiềm chế sự kích động tính dục của mình rồi sau đó mới có thể thực hiện một cách hiệu quả.

Cuối cùng, Vatsyayana cho rằng: Cảnh giới tối cao của tình dục là thản nhiên vô tình, điều này có liên quan mật thiết với giáo nghĩa của Mật tông. Mật tông Ấn Độ cho rằng, tính dục là phương thức hữu hiệu để vượt ra ngoài thế giới hiện thực.

Sự sùng bái nữ tính của Mật tông là một hành vi vô tư, một tình yêu chân chính: Vô ái (không yêu). Do đó, hoạt động tính dục trong nghi thức Mật tông hoàn toàn không thể coi là hành vi kích thích tình dục mà là hành vi phi cá tính hóa, đạt đến một cảnh tâm linh vô trạng thái, "tự ngã" được thể hiện triệt để và giải thoát.
Không chỉ trong tình dục, Kama Sutra còn là nguồn cảm hứng sáng tác nghệ thuật vô tận, giúp mọi người hiểu rõ thêm về những tập tục và đời sống văn hóa cổ đại Ấn Độ. Ở nhiều nước phương Tây, "Kama Sutra" đã trở thành danh từ, hình dung từ, động từ và thanh niên mà nghe không hiểu "Kama Sutra" thì thật mất mặt.v Nữ thần Kama.

(Nguồn: Hàn Phong - bee.net.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm trên trang:

Lịch Âm Dương (Ấn trực tiếp vào ngày bạn muốn xem)