DỊCH CÂN KINH - Những căn bản cho người luyện nội công (Hải Ân biên soạn)

Nội công tức là vận dụng toàn bộ tâm lí khí huyết tinh thần để tạo thành sức mạnh toàn diện.
1 - Sự quán tưởng
Đầu tiên khi nghĩ đến sự luyện tập Dịch Cân Kinh các bạn đã phải vận dụng toàn bộ cơ thể đi vào phép dịch cân (chuyển gân cốt)để tạo sức mạnh và trong khi tập tap trung tất cả tư tưởng vào điều duy nhất là tập luyện cần tránh xao lãng tâm trí do sự chi phối bên ngoài cần vận dụng cơ bắp đúng theo ssự chỉ dẫn trong sách.
Vì thế trong lúc tập luyện bạn phải lựa chọn một nơi yên tĩnh thích hợp cho sự tập luyện. Tránh sự quấy rầy ở xung quanh vì đây là bước đầu của sự tập luyện để đạt thắng lợi.
Các bạn có thể tập trên sân thượng tập ở trong vườn, ngoài bờ biển, hay trong phòng của mình.
Cần bồn không khí êm dịu mát mẻ trong sạch. Để khi các bạn “hớp thở”.
Bằng miệng không khí dơ uế không vào phổi mình.
Nói đến nội công của võ thuật là chịu đựng nặng nề những tác động của ngoại cảnh hay nội tâm nên đầu tiên các bạn lậi phải chọn nơi thích hợp để không bị chi phối Bỏi vì bắt đàu tập luyện các khó khăn là tập trung chưa quen.
Nhưng võ sư  ở đông phương ngày xưa thường cho võ sinh tập vào những ngày lạnh lẽo nhất trong năm đẻ tập chịu lạnh giía cho quen hay đưa võ sinh chịu đựng một sự thử thấch nặng nề trong sinh hoạt hàng ngày nhhhư làm việc nặng nhọc và tập tính nhẫn nại cho môn sinh quen đi.
Như thế dù sau này có trẩi qua bao nhiêu khó khăn nặng nhọc môn sinh đó mới vượt qua được.
Các võ sư thái c]ực đạo ở vùng lậnh thường dân môn đệ ra một thác nước trong mùa động cực kì rét mướt mà tập luyện vào buổi tinh sương tuyết giá.
Các sư ở vùnh bảy núi (thất sơn) của ta cũng đã t]ừ cho môn sinh thường tập luyện tiếng hét váo giữa đêm khuya khắt trong rừng núi thất sơn thường thì các người nầy áp mặt  xuống hang động mầ thét lên những tiếng thật lớn. Âm thanh tryuền đivang dền và dội lại như một  tiếng gọi của các vị thần trong các truyện thần kì.
Tập luyện như  thế mới tạo được sức mạnh cho con nhà võ, hoà hợp sức mạnh cho con người và thiên nhiên hùng vĩ.
Các  sức mạnh của con người chịu đựng mãnh liệt các  tiếng rách cân não  con người mới là các sức noọi cônh dũng khí của võ thuật.
Những  người giữ thăng bằng trên một sựi dây đong đưa giữa hai sườn núi nếu không cố một khí llực vững vàng thì khó mà vững đi  từ đầu dây này đến đầu dây bên kia núi với một cây sào dài. Đó cũng là sức mạnh của ý lực và sự quân bình đo Nội Lực thể hiện.
Dù khó khăn thế nào nhất định cũng phải vượt qua và thành công. Do đó ý lực và cũng là sự quán tưởng vậy.
2 - Sự điều thân trong tư thế Dịch Cân Kinh và võ thuật
Trong khi tập Dịch Cân Kinh vận dụng khí lực phối hợp từ bên trong, bên ngoài cơ thể chúng ta càn phải lưu ý đến tư thế của mỗi động tác. Tư thế đứng  toàn thể, mặt xoay về hướng nào tay chân chuyển động co duỗi ra sao và hơi thở (sự điều tác) vận dụng đến đâu và về đâu.
Nếu các bạn đã hiểu rõ khí lực vận chuyển theo 12 đường kinh mạch thì, mỗi lần vận chuyển ổ điểm nào các bạn sẽ cảm thấy nó di động theo đường kinh mạch nnà đó. Nếu nghiên cứu phần khí công các bạn nên tìm  hiểu thêm về kinh mạch qua các quyển sách nói về khoa châm cứu trị liệu và các đồ hình huyệt đạo và  kinh mạch Ngày xưa sự am hiểu tường tận vầ kì kinh bắt mạch đã giúp ích rất  nhiều cho qua điểm  huyệt và trị thương  của các võ sư.
Ngày nay khoa học  về  khí công  khám phá nhiều  tính  cách hết sức tinh tế phức tạp của các vũ trụ châu thân của con người. Các sách bàn về khoa học khí công đã nêu rất rành mạch về sự điều thân sự nhận thức về cơ thể trong sách khí công của Ngô Giất và Bùi Lưu Yêm nói rằng.
“Nhận thức tư thế là một hiện tượng phức tạp trong đó có hoạt động của các trung khu não vỏ não và tuỷ sống mà các tế bào bị kích thích bởi những xung động hướng làm phát xuất từ.
- Cơ bắp
- Khớp xương
- Giác quan và cảm quan
Tóm lại tư thế là một sự kết hợp hài hoà giữa trường lực cơ và co bóp cơ qua tác động của nhiều khâu :khâu tuỷ sống (trung tâm phản xạ)khâu  dưới vỏ não (với tổ chức lưới) khâu dưới vỏ não khâu trên não và khâu vỏ não. Các khâu nầy nối kết với nhau để đón nhận xử lí các tín hiệu xuất phát từ vùng ngoại vi qau các giác quan từ nội tạng qua các cảm giác từ từng trong cơ bắp qua các tổ chức thoi thần kinh cơ. Sau khi các tín hiệu được xử lí các trung tâm thầm kinh phát ra những mệnh lệnh tới các cơ quan noư ron vận động ga ma ly tâm đối với co bóp cơ Dưới mệnh lệnh này trương lực sẽ tăng hay giảm co cơ sẽ mạnh hay nhẹ tất cả tạo thành tư thế. Trong khi tập điều chỉnh tư thế phải rất nhẹ nhàng thonng thả để không rối loạn tâm trí hơi thổ và nhịp tim.
3 - Sự  điều  khí  của phương pháp  thở (điều tức)
Khí huyết đồng hành, lưu thông có ý thức của ta như một người chỉ huy một con tàu đến bên này sang bên nọ của cơ thể. Như chúng ta đã biết cách vận khí theo lối âm dương luân chuyển giáp vòng thở  ra   hoặc hít sâu vào. Đằng này  có nhiều phương pháp thở cốt yếu là tăng cường khí huyết cho nhu cầu sức mạnh sống còn của cơ thể sau đó là để chữa trị các chứng bệng theo phương pháp khí công.
Vì thế mà có rất nhiều cách thức thở để trị bệnh như vận chuyển khí lực bên ngoài cổ tay từng ngón tay vận khí lực bên ngoài cổ tay từng ngón tay vận khí thở bên sườn  phải hoặc sườn trái vận khí vào các huyệt đạo  để trị bệnh và nhất là lối châm cứu theo lối thiên ứng bệnh ở đâu châm ở đó. Sau  này  có cách trị bệnh bằng phương pháp phản xạ trên bàn chân trên mạch (diện châm) trên lỗ tai (nhĩ châm). Còn về thuật điều tức vận dụng khí huyết trong lúc trị bệnh thì đưa khí thanh sạch  đến mục đích là trợ lực và tẩy sạch vết thương ở nội  tạng lúc phá hay bất kì nơi n ào trong cơ thể ta.
Nói riêng môn điều tức để rèn luyện  nội công của võ học nó bao gồm sự tụ khí và nén khí cùng với sự vận chuyển của cơ bắp bên ngoài để tạo thành sức mạnh nội công. Vận khí tăng cường khí lực cho cơ thể gân cốt như phương pháp Dịch Cân Kinh Kết  quả đưa đến như một phương pháp dưỡng sinh ích thọ vậy.
Trong lúc tập luyện buổi đầu nhớ hết sức cẩn thận và điều hoà chừng mực hơi thở ra vào trong cơ thể.
Thở có những phương pháp sở tức quán tức  chỉ tính duyên tức và xả.
A - Sở tức: thỏ điều hoà nhẹ nhàng thở ở cơ hoành êm và nhẹ.
Sở tức là thở bình thường. Đặc biệt sử dụng thở cơ hoành cơ ngực và cơ bụng .
B - Quán tức: cũng như sự quán tưởng của thiền dùng ý thức điều khiển sâu sát với hơi thở dần dà thành quen thuộc và trong lúc tập luyện điều khí này tâm niệm khác đều loại bỏ tập trung vào duy nhất là luyện nội công mà thôi.
Trong khi tập điều khí vận chuyển hơi thở điều hoà vào cơ ngực cơ hoành cơ bụng tinh thần theo khí lực khắp cơ thể qua các động tác của bài tập Dịch Cân Kinh và đừng bao giờ quên đó là phép tập luyện nội công của võ thuật. Hơi thở phải tạo thành kinh lực lúc thành công phát huy cao độ của nó có tác dụng rất lớn. Đó cũng là tập luyện có ý thức dùng ý chý để vận khí thầnh nội kình trong lúc phát huy võ thuật. Điều khiển hơi thở trong lúc hít vào và thở ra bằng nhau trong khi tập.
C - Chỉ tức: trong phép luyện Dịch Cân Kinh sự dùng ý thức điều khiển luồng chân khí trong cơ thể hết sức tự nhiên đoi khi hầu như không lộ ra. Giống như lối tâm truyền của sự giáo dục tâm đắc thời xưa. Nhưng chúng ta phải ý thức được điều đó mỗi lần vân gân cốt phát động cơ thể sự tâm đắc đó chúng ta phải biết áp dụng hết sức tỉnh mật vào phương pháp điều tức. Vận khí đi qua các đường kinh mạch và trong cơ thể phát động tự nhiên nhười xưa đã nghiên cứu thận trọng tránh sự sơ hở thất bại có hại cho người tập luyện.
Phương pháp chỉ tức này sử dụng tinh vi mà khi tập chúng ta nên nghiên cứu kĩ xem nó đang vận chuyển theo đường kinh mạch nà như trên đã nói, nó đén đường huyệt nào từng vùng nào trong cơ thể.
Mỗi khi đi qua hay tụ lại khác với phương phấp trước là quán tức.
Chỉ thức khi điêuù khí có sự ngưng thở dài hay ngắn giữa hai thì hít vào và thở ra  và cơ thể phải thích nghi (sự chịu đựng)và điều chỉnh cho thích hợp với hoàn cảnh và ttrạng thái đột biến thí dụ như ngưng thở lâu. Sự đòi hỏi khí ô xi nhiều hơn và nồng độ khí cacbonich tăng cao trong máu.
D - Duyên tức: thời gian nghỉ ở hai nhịp thở Khi hít vào ta dừng lại mọt lúc và khi thở ra ta cũng dừng lại một lúc. áp dụng sự điều khiển của ý thức vầo phép điều khí. Tăng cường sự chịu đựng và làm tăng máu lên nào nhiều hơn và hệ thần kinh được thư giãn nhiều hơn.
Sự điều tức nầy gọi là duyên tức rất hữu ích khi cchúng ta lâm vào các hoàn cảnh như bị ám khói hoả mù hoặc phải lặn dưới độ sâu khá.
Có người đã luyện được sự thở vào liên tục một khoảng thời gian mà ta không thể gnờ được và tư thế vẫn tự nhiên bình thường. Các vị tu sĩ thiền các đạo sĩ YOGA từng cho xe nặng hàng tấn cán qua mình có những võ sư nội công vững vàng dao búa chém đâu không hề hàn gì cả. Những tay thầy bày khong phải là không thật hay những câu chuyện về đạo sĩ YOGA chỉ “ăn khí trời” mà sống trên băng giá trên đỉnh hy mã lạp sơn hoặc lướt khỏi mặt đất nằm trong hòm chôn sống khoảng 40 ngày mà không hề gì.
Phương phấp luyện “bát đoạn cẩm”  Để chịu sự nặng nề của võ cổ truyền có nhiều điểm thành tựu mà ta không thể ngờ là với một con ngươì xương thịt có thể tập luyện thành công.
Trên thực tế khi tập luyện nội công sức mạnh tăng cường và tinh thần phấn chấn trong sinh hàng ngày cuộc sống thêm hạnh phúc.
Tập khí công và nội công theo thái cực đồ thảo xưa của y học đông phương sách “khí công” nói giồ tập luyện tốt nhất là.
Tí ngọ mão dậu
Đó là dựa vào sự biến đổi của âm dương vầ ngũ hành áng theo phương hướng của vũ trụ quan tới cổ tay trong bát quái đồ.
“Tí là giờ cực thịnh của thuỷ
Ngọ là giờ cực thịnh của hả
Mạo thuộc mộc là giờ mẹ của hoả (mộc sinh hoả)
Dậu thuộc kim là giờ mẹ của thuỷ (kim sinh thuỷ)”
Tóm lại tập khí công vào giồ tý ngọ mão dậu là tập theon ngũ hành trương sinh đồng thời theo những giò cực thịnh của âm và dương giao thời giữa âm và dương và cũng theo nhịp vận hành âu tráng lão của âm dương.
E - Xả: ngoài ra người luyện nội công YOGA thiền hay khí công thường phải có phương pháp xả trước khi tập luyện và buổi tập.
Trong phép xả của thiền hai ngón tay giữa đặt huyệt tinh minh ở khoé mắt hai ngón trỏ đặt vào huyệt ở  mái tóc hai bên trán,  ngón trái  bịt lỗ tai. Ngồi tư thế bán già hoặc kiết già mà chúng ta gọi là ngồi thiền đề tẩy sạch uế khí khí thoát ra ngoài theo huyệt Bách Hội trên đỉnh đầu. Dùng phương pháp quán tượng vận khí cho thoát lên đỉnh đầu ra ngoài trong vài lần sau đó người ta mới tập trung vào thiền định để diều tức.
Trong sách khí công  của ngô gia huy và bùi lưu iêm nêu một cách khoa học là :
Xả:
Là một phương pháp thở để lấy ôxi và thải khí cacbonic trong máu ra ngoài. Hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng nhưng dài hơn cũng phải tập trung tương trong lúc thở cũng thở thoải mái nhẹ nhàng và dịu dàng, cũng không lấy ôxi vào nhiều mà cốt để giảm bớt cacbonic trong máu nhưng không thải hết mà sẽ giữ lại trong maú một nồng độ vừa đủ cần thiết cho cơ thể.
4 - Phương vị của tâp luyện nội công hoặc khí công.
Trong sự tập luỵện võ của người xưa p hương hướng hết sức quan trọng cho sự thích hợp giữa thiên nhiên và con người . Phần đông đều án theo bát quái âm dương ngũ hành. Chúng ta có thể phương hướng khi tập như sau
- Giờ tý (nửa đêm)trụ ở phương bắc (quay mặt về hướng bắc)
- Giờ ngọ (Giưa trưa)trụ ở phương nam (quay mặt về hướng nam)
- Giờ mão (sáng sớm)ở phương đông (quay mặt về hướng đông)
- Giờ dậu (lúc hoàng hôn) ở phương tây (quay mặt về hướng tây)
Tính chất thời gian và phương vị là căn bản cho sinh hoạt thường nhật của mọi người trong hầu hết mọi công việc từ xã hội đến gia đình và quyết định mọi sự thành công hay thất bại đều ở đó.
Trên đây mới đề cập đến tập thở và cách vận dụng như điều tức khí huyết lưu thông trong phương cách vận động về ý khí.
Phần tập luyện về “lực” tăng thêm sự  phát triển sức mạnh toàn bộ  cần phải được chú ý.
- Phần lực: khí công hoặc nội công ngoài cách vận chuyển hô hấp còn phần liên hệ với vỗ học quan trọng là phần lực không có lực không thành võ học hay nói chung là không thành nội công của võ thuật.
Nội công khí lực của võ thuật  được vận dụng về sức bền bỉ chịu đựng sự nặng nề tính kiên trì dũng cảm  trước mọi hoàn cảnh. Vì thế mà nó khác khí công một phần trong “cường điệu” của nó sự như thuận của cơ thể phát huy từ cách duỗi ra hay co vào kinh lực đều luôn luôn tạo thành sức mạnh phần lực đó đương nhiên là do ỳ khí  điều khiển cho cơ bắp mà chủ yếu cho nơi xuất phát là tuỷ sống cột sống và eo lưng chữ thái cực trong thái cực quyền của võ dưỡng sinh không hẳn chỉ nói về vũ trụ mà còn có ý nghĩa công dồn dông ở giữa nhà nâng đỡ mái nhà như cột sống của thân thể.
Ngoài ra eo lưng là cái trục bánh xe hết sức quan trọng cho vận động và cũng hết sức bức thiết trong sự xê dịch toàn thân vì thế người ta cũng gọi đó là thái cực. ý chúng tôi muốn chú trọng đặc biệt đến cột sống và eo lưng từng khớp xương và cả gân cốt  vận động phối hợp với khí lực.
Eo  lưng như trục bánh xe di chuyển tấp thối chắc chắn dẻo dai là nhờ nó sự linh hoạt và vững vàng của eo lưng và cột sống kiểu tạo nên sức mạnh của võ thuật.
Nên nội công gồm có:
- Tay chân hoạt động trong bộ tấn trên hai chân và hộ thủ trên hai tay rắn sắt. Các tư thế thuận lợi nhất cho việc tập nội công tấn trung bình  lập tấn.
Ta có thể nói với tư thế như vậy vận dụng hơi thở trong lúc điều khí điều tức thuận lợi vì thế tập Dịch Cân Kinh phải luôn đứng thẳng ít khi phải cong lưng uốn éo. Cũng cần lưu ý đến vị trí của phương hướng tập biến đổi mọi động tác và chuyển dịch gân cốt là chính yếu.
Sự vận dụng nhãn quang của đôi mắt  hết sức quan trọng võ thuật nội công.
Tóm  phương pháp cổ truyền âm dương cho mắt như:
- Nhìn mặt trời buổi mặt trời vừa mọc (cách Dương).
- Nhìn mặt trời gần lặn.
-Nhìn đèn cầy (nến) hoặc nhìn trăng (cách Âm).
Tập quang phổ để có Nội Lực tiềm ẩn trong nhãn quang dùng chinh phục ý chí đối phương nếu có va chạm. Bây giờ người tự tập môn quang phổ ban đầu giống như luyện thôi miên cũng không thể không kể đến một số thuốc men thoa và uống để tạo sự bền bỉ sắt thép cho cơ thể về thuốc làm gân cốt để trợ lực cho người tập sức chịu đựng bền bỉ, tin tưởng vào sức khoẻ bản thân mình.
Nội công của võ thuật cổ truyền được áp dụng để tập trong các bài quyền cước.
Trong khi đi bài quyền khí lực vận chuyển theo làm ý điều khiển với một thân thể tráng kiện và ý chí  rắn rỏi sẽ  đạt được thành công.
Đi quyền  đẻ tạo sức mạnh của cơ thể sức mạnh đó được phối hợp toàn diện của Tâm í –khí –Lực.
Điều quan trọng nữa là kiểm soát chặt chẽ theo sát để biết được phản ứng của môn học thuật mình đang tập luyện như điền cân kinh.
Một vài trường hợp cơ thể khó thích hợp  với sự tập luyện. Vì htế khi  mới bắt đầu phải xem xét  cẩn thận về sinh lí phản ứng trước khi  vào cách tập này và thông thả tập luyện đừng nôn nóng tìm lấy thành công sớm.
Trên đây chúng tôi nêu lên những nét đặc biệt về cách tập khí công để cho bạn có một vài hiểu biết khái quát về sự tập luyện khó nhọc của người xưa. Bây giờ các bạn sẽ đi vào tập các động tác của Dịch Cân Kinh thật cản thận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm trên trang:

Lịch Âm Dương (Ấn trực tiếp vào ngày bạn muốn xem)