Những điều cần biết về tuổi dậy thì ở trẻ em gái

Tuổi dậy thì ở các em gái bắt đầu từ 8-12 tuổi và kết thúc lúc 16 tuổi, khoảng thời gian cơ thể phát triển hoàn thiện là 3 đến 5 năm. Hiện tượng kinh nguyệt ở con gái là biểu hiện sớm của tuổi dậy thì. ở tuổi dậy thì có rất nhiều sự thay đổi đó là:


Vú: Vú nhú bắt đầu từ 8-13 tuổi (trung bình 11 tuổi). Vú phát triển hoàn chỉnh trong khoảng thời gian từ 13-18 tuổi (trung bình 15 tuổi). ở một số em, nếu thấy một bên vú phát triển nhanh hơn bên kia thì cũng là bình thường, không có điều gì phải lo lắng.

Phát triển xương chậu: Ngay từ khi sinh, em gái đã có cấu tạo chậu hông rộng. Sự phát triển bên trong và bên ngoài của tiểu khung là đặc điểm giải phẫu đáng chú ý ở tuổi dậy thì.

Lớn phổng: Thường bắt đầu từ 10,5 tuổi (có thể sớm hơn 9,5 tuổi) và lớn nhất vào lúc 12 tuổi và kết thúc lúc 14 tuổi. Giai đoạn kinh nguyệt thường xảy ra ngay sau thời kỳ phát triển chiều cao.

Mọc lông nách, lông mu: Mọc lông bắt đầu từ 11-12 tuổi (trung bình 12-15 tuổi). Mọc lông thường xuất hiện sau giai đoạn phát triển cao nhất về chiều cao. Sau khi lông mu mọc được 6 tháng đến 1 năm thì em gái bắt đầu thấy kinh nguyệt. Lông nách thường thấy chậm hơn lông mu 2 năm.

Tuyến mồ hôi, tuyến bã phát triển, xuất hiện mụn trứng cá và mùi cơ thể.

Sự hoàn thiện của tử cung và âm đạo: Tử cung và âm đạo phát triển rất sớm và tiếp tục hoàn thiện dần. Các cơ thành tử cung trở nên rộng hơn và tổ chức phức tạp hơn. Môi trường âm đạo ở tuổi dậy thì lúc đầu kiềm tính sau toan tính dần.

Thời kỳ có kinh đầu tiên:
Thường xuất hiện trong thời gian từ 9 đến 18 tuổi và sau khi có sự thay đổi ở vú 2 năm. Vòng kinh nguyệt đầu tiên thường bất thường hơn những lần kinh nguyệt sau sẽ đều dần. Sau lần kinh nguyệt đầu tiên khoảng 12-18 tháng sẽ có hiện tượng rụng trứng. Kể từ thời điểm có kinh lần đầu nếu có quan hệ tình dục với người khác giới em gái có thể mang thai.

Vì vậy khi các em gái chuẩn bị hoặc bắt đầu có kinh nguyệt thì cha mẹ nên giúp các em gái chuẩn bị cho lần kinh nguyệt đầu tiên, giải thích để các em hiểu đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, không có gì phải lo lắng. Cần hướng dẫn các em chuẩn bị khố hoặc băng vệ sinh đóng để máu kinh không chảy ra quần. Khi có kinh nguyệt các em phải thực hiện vệ sinh, rửa và thay băng ít nhất 3 lần trong ngày (kể cả khi máu kinh ra ít) để tránh viêm nhiễm các bộ phận sinh dục. Khi có kinh vẫn có thể tắm gội bình thường nhưng cần tắm nhanh và không ngâm mình dưới nước.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm trên trang:

Lịch Âm Dương (Ấn trực tiếp vào ngày bạn muốn xem)