Các thuốc không được dùng khi mắc sốt xuất huyết

Ảnh minh họaKhi mắc sốt xuất huyết, nếu dùng không đúng thuốc, không đúng cách thì sẽ khiến bệnh trầm trọng thêm.


Thuốc hạ nhiệt

Chỉ dùng paracetamol: Paracetamol độc với gan, thận nhưng tính độc này chỉ xảy ra khi dùng liều rất cao (15 g/ngày với người lớn) hoặc dùnglâu dài hay khi dùng cùng với nhiều rượu.
 
Còn khi dùng với liều điều trị (thấp hơn nhiều so với liều trên) trong thời gian ngắn (2 - 5 ngày để hạ sốt) thì paracetamol không gây độc cho cả người lớn lẫn trẻ em. Liều dùng trong điều trị SXH: Một lần: 15 mg/kg thể trọng (750 mg cho người 50kg). Một ngày: 2 - 3 lần (1.500 - 2.250 mg).

Không được dùng aspirin: Aspirin là yếu tố thúc đẩyhội chứng Reye (phù não và suy gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30 - 50%, nếu sống sót cũng để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn).
 
Aspirin làm tăng độ acid (vốn thấp ở dạ dày trẻ), gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn gây xuất huyết đường tiêu hóa.

Không dùng kháng viêm không steroid: Trên thị trường có các loại thuốc cấm bán không cần đơn trong thành phần thường có chứa kháng viêm không steroid. Ví dụ biệt dược: alaxan chứa kháng viêm không steroid (ibuprofen). Tránh dùng nhầm các loại biệt dược loại này.

Dùng dịch truyền
Ưu tiên bù dịch bằng đường uống: Người bệnh SXH rất nhạy cảm, dễ bị sốc phản vệ. Nếu SXH ở độ I đầu độ II cần ưu tiên bù dịch bằng đường uống (oresol). Theo Bệnh viên Bạch Mai Hà Nội, nếu cho 100% người bệnh dùng oresol ngay khi nhập viện, thì số người còn lại cần truyền dịch chỉ khoảng 15%.

Chỉ truyền dịch khi cần thiết: Khi SXH ở cuối độ II hay đầu độ III, huyết tương thoát ra ngoài mạch nhiều, thể tích máu trong lòng mạch giảm sút, sốt cao làm mất nước, làm cho sự giảm sút này tăng thêm, máu bị cô đặc lại, huyết áp tụt xuống, tim nhanh dẫn đến trụy tim mạch cho nên cần truyền dịch.
 
Dịch bị mất trong trường hợp này là “mất nước nhiều hơn mất muối” nên dung dịch truyền phải chứa ít muối. Tốt nhất là chọn dung dịch riger lactat. Nếu không có thì trộn dung dịch glucose đẳng trương (5%) với dung dịch natri clorid đẳng trương (0,9%) mỗi loại 50%.
 
Khi rất nặng, truyền các dung dịch này mà không nâng được huyết áp thì dùng các dung dịch cao phân tử nhưng phải dùng ở nội viện.

Cần bù đủ lượng dịch bị mất trong vòng 24 giờ nhưng trong 8 giờ đầu chỉ bù 50% và 16 giờ sau bù tiếp 50% lượng dịch bị mất.

Truyền thừa dịch sẽ gây rối loạn cân bằng muối nước, rõ nhất là ứ nước trong các mô, tổ chức, hay gặp nhất là tràn dịch màng phổi. Thêm nữa, trong Ringer lactat có kali, truyền thừa kali có hại cho tim.

Tốc độ truyền dịch: Từ lượng dịch và thời gian cần bù nói trên, tính ra tốc độ truyền bằng ml/giờ nhưng tốt nhất là tính bằng giọt/phút dễ theo dõi hơn. Là tốc độ tính bằng ml/giờ chia ra 3 lần thì ra tốc độ tính bằng giọt/phút. Ví dụ: tốc độ 100ml/giờ chia ra 3 lần thì quy ra bằng tốc độ 33 giọt/phút.

Về nguyên tắc, khi truyền không làm thay đổi nồng độ natri máu quá 1mEq/L trong 1 giờ. Truyền nhanh sẽ làm thay đổi nồng độ natri máu tức thời quá 1mEq/L sẽ tạo ra những rối loạn không có lợi.

Không cần dùng kháng sinh

Dùng kháng sinh nhằm làm yếu virus, tạo điều kiện thuận lợi cho kháng thể tiêu diệt virus bằng cách thực bào. Trong SXH, kháng thể tiêu diệt trái lại làm cho virus phát triển (như nói trên) nên việc dùng kháng sinh không có ý nghĩa. Hơn nữa, trong SXH, máu bị cô đặc, dùng nhiều kháng sinh bao vây sẽ làm cho nồng độ kháng sinh máu cao, dễ gây tai biến.
 

Theo DS Bùi Văn Uy - Sức khỏe & Đời sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm trên trang:

Lịch Âm Dương (Ấn trực tiếp vào ngày bạn muốn xem)