Nấu long nhãn ra thuốc

Nấu long nhãn ra thuốc
Long nhãn là vị thuốc quý được chế biến từ cùi (thịt) của trái nhãn.

Theo đông y, long nhãn vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết, dưỡng tâm, an thần, ích trí. Chủ trị các chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất ngủ, hay quên, tim hồi hộp, loạn nhịp, lo nghĩ quá nhiều, ăn uống, tiêu hoá kém. Dưới đây là một số cách chế biến món ăn cho dược thiện dễ làm từ long nhãn:

Long nhãn ngâm rượu: long nhãn không giới hạn, ngâm vào rượu trắng khoảng 100 ngày, mỗi ngày uống 1 – 2 chén nhỏ, giúp chữa hoa mắt, chóng mặt.

Cháo long nhãn hạt sen: long nhãn năm cái, hạt sen 15g, gạo nếp 30g. Nấu cháo ăn. Mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Món này giúp chữa suy nhược, thiếu máu.

Long nhãn nấu đường: long nhãn tươi 300g, đường kính trắng 500g, hai thứ bỏ vào chưng kỹ, để nguội cho vào lọ kín. Mỗi lần ăn 12 – 16g, ngày hai lần. Tác dụng bổ khí huyết, an thần.

Long nhãn đậu ván: long nhãn 20g, đậu ván 60g, táo tàu 15 quả. Sắc uống, ngày một thang, trị chứng thiếu máu.

Nước sắc long nhãn: long nhãn 16g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, thục địa 16g. Sắc uống ngày một thang, chia hai lần, uống ấm. Điều trị chứng thiếu máu, mất ngủ, thể trạng mệt mỏi, đoản hơi.

Cách chế biến long nhãn

Khi nhãn chín đều, vỏ quả ngả màu vàng thì thu hoạch. Đem cả chùm nhãn nhúng vào nước sôi từ 1 – 2 phút để diệt men, rồi phơi nắng, sau đó sấy ở nhiệt độ 40 – 50oC  cho đến khi quả khô lại, cùi nhãn tách khỏi vỏ, lắc quả có tiếng lọc xọc. Bỏ vỏ quả, lấy cùi nhãn sấy tiếp ở nhiệt độ 50 – 60oC đến khi khô, nắm không dính tay, các cùi không kết dính vào nhau. Để nguội, đóng gói bảo quản trong các chum, vại sành để nơi thoáng mát. Long nhãn tốt sẽ khô đều, không dính kết vào nhau, vị ngọt đậm, màu vàng nhạt, độ ẩm tối đa không quá 18%...

Theo Lương y Minh Chánh
Hội đông y Việt Nam
Sài Gòn Tiếp Thị

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm trên trang:

Lịch Âm Dương (Ấn trực tiếp vào ngày bạn muốn xem)