Ông xã tôi là giám đốc một công ty khá tên tuổi. Anh lại đẹp trai, phong độ nên ra đường rất nhiều chị em hâm mộ, dòm ngó. Tuy vậy, chỉ có người trong cuộc mới hiểu: Mấy năm gần đây, anh đã xuống dốc không phanh trong chuyện vợ chồng.
Có khi cả tháng vợ chồng chẳng gần gũi; có khi vừa lâm trận là anh đã bắn ào ào, hết đạn và nằm thở dốc… Năm nay tôi mới 28 tuổi, có công việc ổn định. Tôi chỉ cần đủ ăn, đủ mặc, không cần giàu sang sung túc mà cuộc sống vợ chồng lại quá đơn diệu, nghèo nàn.
Chị thân mến,
Thời gian gần đây, chúng tôi thường xuyên phải tư vấn cho các anh với đủ thành phần: trí thức, doanh nhân, công chức, người lao động… về chuyện “bỗng dưng tuột dốc không phanh”. Nhìn bề ngoài, anh nào cũng oai phong lẫm liệt nhưng bên trong thì “còng soi, mọi đục”, eo sèo nước chảy bèo trôi, chẳng làm được cơm cháo gì.
Thời gian gần đây, chúng tôi thường xuyên phải tư vấn cho các anh với đủ thành phần: trí thức, doanh nhân, công chức, người lao động… về chuyện “bỗng dưng tuột dốc không phanh”. Nhìn bề ngoài, anh nào cũng oai phong lẫm liệt nhưng bên trong thì “còng soi, mọi đục”, eo sèo nước chảy bèo trôi, chẳng làm được cơm cháo gì.
Chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó chứ không phải "bỗng dưng" mà người ta lại thế này hay thế khác. Theo các nghiên cứu y học thì bất lực do nghề nghiệp thường xảy ra với những người đàn ông ham muốn công danh, thành đạt sớm và nhanh; những người luôn bị áp lực phải hơn người khác…. Muốn đạt được điều đó, họ phải lao lực tâm trí; dẫn đến sự mệt mỏi, trì trệ của sức khỏe; từ đó trung khu thần kinh liên quan đến việc điều khiển “súng ống” cũng yếu theo.
Mặt khác, cơ thể con người cũng giống như một cỗ máy. Nếu trung tâm thần kinh bị căng thẳng, mệt mỏi, dẫn đến một số cơ quan vận động cũng rã rời, rệu rạo thì đương nhiên “thằng nhỏ” cũng còi cọc, yếu ớt.
Tốt nhất là chị nên lựa lời tâm sự, chia sẻ với chồng; giúp được gì cho anh ấy trong công việc thì giúp. Ngoài ra, chị nên tìm cách giúp ông xã cân bằng giữa công việc và cuộc sống; phải kiên quyết bắt anh ấy nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí vào những ngày cuối tuần. Nếu anh ấy có nghiện thuốc lá, cà phê, bia bọt… thì nên hạn chế dần; chú ý chuyện ăn uống, tẩm bổ và ngủ đủ giấc.
Một điều cũng không kém phần quan trọng là làm sao để anh ấy hiểu, người ta làm việc là để cuộc sống tốt đẹp hơn; còn nếu như thành đạt; có nhà lầu, xe hơi, tiền bạc rủng rỉnh mà cuộc sống chỉ toàn áp lực, buồn rầu, lo lắng thì chẳng khác nào thân phận một kẻ nô lệ. Thế thì cuộc sống còn có ý nghĩa gì nữa đâu?
Hiện nay, có rất nhiều khóa học về “làm thế nào để cân bằng giữa cuộc sống và công việc”, chị nên đưa anh ấy tham dự vài lần xem có học hỏi được gì không? Nếu không thì ít ra đó cũng là khoảng thời gian anh ấy thư thả, không bị công việc chi phối.
Chúc chị và ông xã sớm tìm lại được “những ngày xưa”.
Theo Người lao động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét